Thông tin chung
- Tên ngành: Kinh doanh quốc tế
- Thời gian đào tạo: 4 năm; Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân
- Tên ngành “Kinh doanh quốc tế” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
- Mã ngành tuyển sinh: 7340120
- Các phương thức xét tuyển:
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);
Giới thiệu ngành đào tạo
Ngành Kinh doanh quốc tế đào tạo sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, và thái độ làm việc chuyên nghiệp sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh viên được trang bị vững kiến thức chuyên môn sâu về hoạch định, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh quốc tế và chiến lược, đặc biệt là cho loại hình công ty đa quốc gia, bán hàng và tiếp thị quốc tế, tài chính quốc tế, và kinh doanh thương mại điện tử. Thêm vào đó, sinh viên còn được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, logistic, bảo hiểm ngoại thương, đàm phán, và thanh toán quốc tế. Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh trong lĩnh vực ngoại thương.
Vị trí việc làm
- Nhân viên/quản lý phòng kinh doanh xuất nhập khẩu/thương mại của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quản lý và giám sát bán hàng trong các công ty đa quốc gia/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nhân viên/quản lý phòng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
- Nhân viên/quản lý tại các công ty liên quan đến logistics (vận tải biển, các công ty giao nhận hàng hóa).
- Chuyên viên các cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn như Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan và cảng vụ.
- Nghiên cứu viên và giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu.
- Nhân viên làm việc cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs).
Nơi làm việc
- Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Các doanh nghiệp logistics (cảng, giao nhận hàng hóa, bảo hiểm, vận tải, giao nhận hàng hóa).
- Các ngân hàng thương mại.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia.
- Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (NGOs).
- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài như: Sở công thương, Sở kế hoạch và đầu tư, Ban quản lý khu chế xuất khu công nghiệp, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Hải quan, cảng vụ.
- Các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu.