Thông tin chung
- Tên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Thời gian đào tạo: 4 năm; Danh hiệu cấp bằng: Cử nhân
- Tên ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành” được ghi trên bằng tốt nghiệp, bảng điểm và quyết định tốt nghiệp.
- Mã ngành tuyển sinh: 7810103
- Các phương thức xét tuyển:
+ Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)
+ Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);
+ Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Văn, Toán, Hóa (C02); Văn, Toán, Tiếng Anh (D01);
+ Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)
Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01);
Giới thiệu
Ngành Quản trị Dịch vụ Du Lịch & Lữ hành là ngành học mang nhiều tính ứng dụng hiện đại và có nhiều cơ hội việc làm khi ra trường. Chương trình đào tạo (CTĐT) của ngành được cập nhật và gần với CTĐT của các trường đại học ở những nước phát triển. CTĐT ngành Quản trị Dịch vụ Du Lịch & Lữ hành được thiết kế nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành. Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý, kinh doanh tại đơn vị cung cấp dịch vụ và du lịch như khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, vui chơi giải trí và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Trong quá trình học các học phần chuyên ngành như Quản trị Dịch vụ & Du lịch, Quản trị Kinh doanh Lưu trú, Quản trị Kinh doanh Nhà hàng, Tổ chức sự kiện…vv.., sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận thực tế từ những buổi thăm quan, kiến tập và thực tập tại các tổ chức/doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Vị trí việc làm
- Chuyên viên tại các Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.
- Chuyên viên tại các cơ quan quản lý du lịch tại địa phương.
- Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.
- Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Nơi làm việc
- Khách sạn - nhà hàng;
- Công ty lữ hành;
- Công ty tổ chức sự kiện;
- Khu vui chơi giải trí;
- Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch;
- Phòng Văn hóa thông tin;
- Trung tâm phát triển du lịch;
- Trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.