Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

* Kiến thức

- Khối kiến thức giáo dục đại cương: Hiểu biết các vấn đề cơ bản về khoa học chính trị, am hiểu pháp luật, biết phương pháp rèn luyện sức khỏe, có kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên để tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên ngành và học tập nâng cao trình độ.

- Khối kiến thức cơ sở ngành: Có kiến thức cơ sở ngành vững như (i) sinh học, sinh lý học, sinh thái học, thức ăn và dinh dưỡng của thủy sinh vật; (ii) môi trường ao nuôi thủy sản; (iii) vi sinh vật học; (iv) sinh học phân tử; (v) miễn dịch học động vật thủy sản; và (v) thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học.

- Khối kiến thức chuyên ngành: Có kiến thức sâu về chuyên môn gồm (i) chẩn đoán các bệnh thường gặp ở động vật thủy sản; (ii) xét nghiệm bệnh ở động vật thủy sản, (iii) quản lý dịch bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản; (iv) quản lý và sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi thủy sản. Có kiến thức về sản xuất giống và nuôi một số đối tượng nuôi thủy sản chủ lực như tôm biển, tôm càng xanh và cá tra.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

-   Thành thạo về (i) kỹ thuật chẩn đoán, phòng và trị một số bệnh phổ biến trên cá tra, cá đồng, tôm sú, tôm chân trắng và tôm càng xanh, (ii) các qui trình xét nghiệm bệnh quan trọng ở tôm/cá; và (iii) thực hành quản lý dịch bệnh trong nuôi thủy sản;

-   Quản lý và vận hành phòng thí nghiệm bệnh thủy sản;

-   Có khả năng tham gia ở lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thuốc và hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;

-   Quản lý và vận hành cơ sở sản xuất thủy sản;

-   Xây dựng đề cương dự án, triển khai các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học;

-   Biết cách viết báo cáo liên quan đến lĩnh vực bệnh thủy sản và nuôi thủy sản.

Kỹ năng mềm

-   Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm;

-   Đạt trình độ Tin học, Anh văn bằng A (hoặc tương đương) để đáp ứng yêu cầu công tác;

-   Phát triển kỹ năng giao tiếp như trao đổi, chia sẻ, hợp tác với thành viên khác; duy trì quan hệ với đối tác; sử dụng thành thạo các phương tiện giao tiếp đa truyền thông khi làm việc với cộng đồng.

* Thái độ

-   Trung thực, khách quan trong nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế của ngành nghề; 

-   Có tinh thần cầu tiến không ngừng học tập, hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng.

Liên hệ tư vấn tuyển sinh

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ
- Địa chỉ: Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 0292. 3872 728
- Email: tuyensinh@ctu.edu.vn 
- Mobile/Zalo/Viber: 0886889922
  • Đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHCT như thế nào? +

    Mỗi thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào Trường bằng nhiều phương thức khác nhau, mỗi phương thức nộp 01 bộ hồ sơ riêng và không có sự ràng buộc nào giữa những nguyện vọng do thí sinh đăng ký trong các phương thức. → Xem chi tiết
  • Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh những ngành nào? +

    Năm 2024, Trường ĐHCT tuyển sinh 109 mã ngành; trong đó 15 mã ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến và chất lượng cao. Có nhiều phương thức và tổ hợp xét tuyển nhằm tăng cơ hội cho thí sinh. → Xem chi tiết
  • Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Cần Thơ ra sao? +

    Các phương thức xét tuyển xem tại đây → Xem chi tiết
  • Chương trình chất lượng cao có gì khác so với chương trình đại trà? +

    Cấu trúc chương trình đào tạo chất lượng cao gần giống với chương trình đào tạo của nước ngoài; Học bằng tiếng Anh; Có cơ hội đi thực tập ở nước ngoài; .... => cơ hội việc làm trong môi trường có yếu tố nước ngoài cao hơn. Xem thông tin tại đây   → Xem chi tiết
  • 1