Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
* Kiến thức
Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.
- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và cơ bản khác.
Khối kiến thức cơ sở ngành
- Có kiến thức đủ rộng về nhà nước, về pháp luật gồm: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới, Luật Hiến pháp, Luật học so sánh… từ đó làm nền tảng để nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành luật.
- Có kiến thức căn bản, được cập nhật về các ngành luật chủ yếu bao gồm: Luật hành chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật sở hữu trí tuệ, Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật thương mại quốc tế… để vận dụng trong các hoạt động nghề nghiệp liên quan đến pháp luật, đủ trình độ để tham dự tham dự các lớp đào tạo về các chức danh tư pháp…
- Có kiến thức bổ trợ và phát triển sang một số ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành Luật – Hành chính – Chính trị.
- Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học luật để có thể vận dụng khả năng tự nghiên cứu, triển khai các vấn đề đã học trên thực tiễn, suy luận dựa trên cơ sở pháp lí và thực tiễn, thiết lập các lập luận một cách chặt chẽ và logic.
Khối kiến thức chuyên ngành
- Có kiến thức nâng cao trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự để xác định được thế nào là tội phạm, hình phạt, định tội, định khung… và các bước trong thủ tục tố tụng hình sự; phục vụ cho các vị trí nghề nghiệp như công an, thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên…
- Có kiến thức nâng cao trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự về chủ thể quan hệ dân sự, tài sản và quyền sở hữu, quyền thừa kế, các giao dịch, nội dung quyền và nghĩa vụ các bên trong các giao dịch, các nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng và ngoài hợp đồng, các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, các loại hợp đồng thông dụng, về hôn nhân và gia đình, các giai đoạn trong tố tụng dân sự và thi hành án dân sự để có thể công tác ở các vị trí nghề nghiệp như luật sư, thẩm phán, thi hành án dân sự, công chứng viên, nhân viên tư pháp địa phương….
- Có kiến thức cơ bản về tư pháp quốc tế, hình sự quốc tế và sở hữu trí tuệ, biết cách áp dụng pháp luật phù hợp khi giải quyết công việc pháp lý có liên quan yếu tố nước ngoài.
* Kỹ năng
Kỹ năng cứng
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam.
- Soạn thảo các loại đơn khiếu nại, khiếu kiện; soạn thảo các loại văn bản nhà nước.
- Viết biên bản phiên tòa, bản án các loại; viết Kết luận điều tra, Cáo trạng.
- Kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý các hợp đồng dân sự.
- Hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và quản lý hồ sơ về sở hữu trí tuệ.
- Kiểm soát tính hợp pháp các họat động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Kỹ năng mềm
Ngoại ngữ: Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Tin học: Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
Làm việc theo nhóm
- Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định các vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm; giải thích các mục tiêu, nhu cầu, và đặc tính của từng cá nhân thành viên trong nhóm; làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của nhóm.
- Khái quát các mục tiêu và công việc cần làm, đưa ra kế hoạch và tạo điều kiện cho các cuộc họp nhóm có hiệu quả; xác định các nguyên tắc của nhóm, lập kế hoạch, lên chương trình và thực hiện một đề án, đưa ra các giải pháp cho các vấn đề.
Giao tiếp
- Xác định các tình huống giao tiếp, giải thích một chiến lược giao tiếp.
- Có khả năng sử dụng ngôn từ chính xác và tư duy lo-gic.
- Áp dụng thực hành chuẩn bị bài thuyết trình bằng điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp điện tử khác nhau (thư điện tử, trang web, hội thảo online).
- Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp; sử dụng các phương tiện giao tiếp không bằng văn bản hay lời nói (cử chỉ, ánh mắt, tư thế); lựa chọn trả lời các câu hỏi một cách hiệu quả.
* Thái độ
- Thể hiện ý thức trách nhiệm công dân trong lời nói và việc làm.
- Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả năng làm việc độc lập, sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác.
- Thể hiện đúng đạo đức nghề luật, nhận thức được vị trí, vai trò tầm quan trọng của các tiểu chuẩn và nguyên tắc về đạo đức của mình
- Luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Chủ động lên kế hoạch phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ cho bản thân.
- Luôn luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên ngành của mình để có thái độ ứng xử cũng như xử lý những thay đổi, cập nhật mới một cách phù hợp, hiệu quả.