Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
* Kiến thức
Khối kiến thức giáo dục đại cương
- Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
- Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và cơ bản khác.
Khối kiến thức cơ sở ngành
- Có kiến thức cơ bản về những nguyên lý kinh tế để phân tích và lý giải được các biến động của nền kinh tế nói chung; nắm bắt được các vấn đề chính sách liên quan đến tổng thể của nền kinh; giải thích được các vấn đề kinh tế trong doanh nghiệp;
- Có kiến thức cơ bản về thống kê, phân tích định lượng trong lĩnh vực tài chính – kế toán;
- Có kiến thức cơ bản về pháp luật kinh tế; tài chính, tiền tệ, marketing, quản trị học.
Khối kiến thức chuyên ngành
- Có kiến thức về chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán – kiểm toán và các văn bản pháp quy có liên quan đến kiểm toán, kế toán, tài chính – thống kê;
- Có kiến thức về quy trình kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán nhà nước, kiểm toán hoạt động, kiểm toán môi trường;
- Có kiến thức về tổ chức thực hiện công tác kiểm toán bao gồm: xác định nội dung, phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị được kiểm toán; các loại rủi ro trong kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; tổng hợp, đánh giá bằng chứng kiểm toán và đưa ra báo cáo kiểm toán; sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán khoa học;
- Có kiến thức về tổ chức hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị HCSN, các chương trình/dự án kinh tế – xã hội bao gồm: hệ thống thông tin kế toán, chứng từ – sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị;
- Có kiến thức về phân tích báo cáo tài chính và đánh giá được tình hình tài chính, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng được kiểm toán;
- Có kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán – kiểm toán và kiểm toán trong môi trường tin học.
* Kỹ năng
Kỹ năng cứng
Kỹ năng thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội:
- Tiếp cận được các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo;
- Vận dụng được quy đinh luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế;
- Ứng dụng được khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản.
Kỹ năng về thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp:
- Thực hiện được các công việc cơ bản về lập kế hoạch tài chính, tổ chức thống kê HĐ kinh doanh; thực hiện các quy định về thuế trong các HĐ kinh doanh;
- Thực hiện được các công việc cơ bản về marketing và tham gia thực hiện văn hóa kinh doanh; thực hiện được những nội dung cơ bản về xây dựng , thực hiện và kiểm tra các hoạt động kinh doanh;
- Tổ chức và triển khai được các công việc được giao về quản trị doanh nghiệp.
Kỹ năng thuộc lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn:
- Vận dụng, tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực và pháp luật về tài chính kế toán trong công tác kiểm toán, kế toán và thống kê;
- Tổ chức và triển khai thực hiện được công tác kiểm toán như: xác định nội dung, phạm vi và thời gian thực hiện các thủ tục kiểm toán; đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán; đánh giá các loại rủi ro trong kiểm toán; thực hiện các kỹ thuật thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp; có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá bằng chứng kiểm toán; có khả năng dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được để đưa ra ý kiến nhận xét thích hợp phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của các bên;
- Sắp xếp, lưu trữ và bảo quản hồ sơ kiểm toán;
- Phát hiện được các sai sót trọng yếu và tiến hành điều chỉnh các sai sót theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các văn bản pháp quy có liên quan đến KT-TC;
- Tham mưu được việc kiểm soát chất lượng kiểm toán cho thủ trưởng ĐV kiểm toán;
- Đề xuất được các biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị;
- Thực hiện được công tác kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết; tổ chức, tham gia tổ chức hệ thống kế toán; thực hiện báo cáo thuế tại doanh nghiệp, đơn vị HCSN và các chương trình/dự án kinh tế – xã hội;
- Sử dụng và ứng dụng được các phần mềm tin học trong kiểm toán;
- Tham gia, phối hợp được với các đơn vị được kiểm toán.
Kỹ năng mềm
- Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, lãnh đạo, tổ chức được các hoạt động và phát triển nhóm; làm việc chuyên môn được trong nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp: có chiến lược giao tiếp, biết cách tổ chức giao tiếp, giao tiếp được bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và thuyết trình và thu hút.
- Kỹ năng tư duy hệ thống: lập luận vấn đề logic, có hệ thống, ở phạm vi toàn cục; biết được sự tương tác giữa các vấn đề và sắp xếp được các vấn đề theo thứ tự ưu tiên cần giải quyết/xử lý.
- Tố chất và kỹ năng cá nhân: suy xét, tư duy sáng tạo; nghiên cứu, khám phá kiến thức và kỹ năng mới; đề xuất sáng kiến và sẵn sàng chấp nhận rủi ro; có tính kiên trì và linh hoạt trong công việc; có năng lực nhận biết kiến thức, kỹ năng và thái độ của người khác; tự học, học suốt đời và làm việc độc lập; làm việc có kế hoạch, phân bổ công việc hợp lý, biết cách quản lý thời gian, và có kế hoạch phát triển nghề nghiệp của mình.
- Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp, đọc hiểu được các thuật ngữ chuyên ngành bằng ngoại ngữ; sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giao tiếp và thu thập thông tin cho học tập và nghiên cứu.
* Thái độ
- Có phẩm chất chính trị: chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; quan điểm chính trị vững vàng; biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể- tổ chức và quốc gia.
- Có phẩm chất đạo đức cá nhân: có bản lĩnh, tự tin, nhiệt tình, đam mê nghề nghiệp; có khả năng thích nghi đối với sự thay đổi, sẵn sàng làm việc độc lập, làm việc với người khác, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm, biết công nhận thành quả của người khác, biết chấp nhận thất bại và rút kinh nghiệm.
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: trung thực, trách nhiệm, tin cậy, tỉ mỉ, nguyên tắc, hành xử chuyên nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các quy định đặc thù của nghề nghiệp; luôn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong công việc và ứng xử hàng ngày tạo một phong cách làm việc chuyên nghiệp.
- Có phẩm chất đạo đức xã hội: có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng; biết trân trọng các giá trị đạo đức xã hội, các dân tộc; biết nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội; tư cách, tác phong đúng đắn, chuẩn mực trong quan hệ xã hội; và biết phê phán những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.