Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

* Kiến thức 

Khối kiến thức giáo dục đại cương

-   Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-   Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

-   Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.

-   Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.

Khối kiến thức cơ sở ngành

-   Hiểu biết sâu sắc về khoa học giáo dục, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm nhằm làm cơ sở lý luận cho các công tác giáo dục và dạy học trong nhà trường;

-   Hiểu biết các tư tưởng, quan điểm và các nguyên tắc trong thiết kế chương trình môn học trong trường phổ thông;

-   Nắm vững một số phương pháp nghiên cứu khoa học thông dụng trong giáo dục; nắm vững các nguyên tắc, các phương pháp dạy học khác nhau và cơ sở lý luận của chúng;

-   Hiểu biết công tác dạy học trong nhà trường trung học phổ thông; biết được các xu hướng dạy học hiện đại trong dạy học môn học; có kiến thức sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học;

-   Nắm được các phương pháp, thủ thuật giảng dạy đặc thù của môn học nhằm phát huy tính tích cực, phát triển tư duy và rèn luyện khả năng tự học của học sinh;

-   Hiểu biết cơ sở lý luận và các phương pháp kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở bậc trung học phổ thông;

-   Hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp; biết được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của những yếu tố đời sống, văn hóa, xã hội, dân tộc và tôn giáo…đến việc học tập và hành vi đạo đức của học sinh;

-   Hiểu rõ vai trò của phụ huynh học sinh, các đoàn thể chính trị trong và ngoài trường trong việc giáo dục học sinh;

Khối kiến thức chuyên ngành

-   Nắm vững kiến thức môn học để đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính hệ thống và tính thực tiễn khi dạy học.

-   Có khả năng vận dụng một cách hiệu quả và linh hoạt kiến thức chuyên ngành vào quá trình dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông.

-   Thiết kế được các thí nghiệm thuộc chương trình Hóa học phổ thông, hiểu rõ bản chất và giải thích được các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn trên lớp, có đủ năng lực chuyên môn để hướng dẫn học sinh kỹ năng và thao tác thực hành thí nghiệm Hóa học.

-   Sử dụng tốt kiến thức Hóa học để giải thích được các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và trong đời sống hằng ngày.

-   Có đủ năng lực chuyên môn về Hóa học từ cơ bản đến nâng cao để có thể tham gia học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học.

* Kỹ năng

Kỹ năng cứng

Lập kế hoạch dạy học

-   Xây dựng kế hoạch dạy học môn học ở từng cấp lớp, biết thiết kế giáo án giảng dạy cho từng tiết học với các mục tiêu dạy học rõ ràng và các hoạt động dạy học được tổ chức có tính sư phạm cao;

-   Chọn lọc và sắp xếp các chủ đề hoặc nội dung dạy học theo trình tự hợp lý nhằm giúp học sinh dễ dàng đạt được mục tiêu học tập;

-   Vận dụng các phương pháp dạy học và phương tiện dạy học khác nhau trong quá trình dạy học nhằm giúp học sinh học tập một cách tích cực và hiệu quả.

Điều khiển quá trình dạy học

-   Tạo ra bầu không khí học tập ở lớp trong đó thái độ tích cực học tập của học sinh và các ý kiến khác nhau của học sinh được phát huy và tôn trọng;

-   Quản lý các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả. Biết đưa ra những hướng dẫn một cách rõ ràng cho các hoạt động trong lớp và biết cách thu hút học sinh vào các hoạt động trong lớp.

Giáo dục học sinh

-   Quản lý hành vi của học sinh và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập của học sinh;

-   Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học và có các biện pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp;

-   Khai thác bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục học sinh;

-   Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan học tập, sinh hoạt tập thể thích hợp hoặc phối hợp với Đoàn Thanh niên thực hiện các hoạt động khác nhau nhằm giáo dục học sinh.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh

-   Vận dụng các chiến lược khác nhau để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh;

-   Đưa ra nhận định chính xác và tin cậy về sự tiến bộ của học sinh;

-   Vận dụng kết quả đánh giá học sinh để đề ra tiến trình bài giảng, kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục học sinh tiếp theo.

Có kỹ năng xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

Kỹ năng mềm

-   Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

-   Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.

-   Phân tích, tổng hợp, phê phán và kỹ năng học tập suốt đời.

-   Làm việc độc lập, sáng tạo và hợp tác.

-   Tìm và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để nâng cao trình độ và nâng cao hiệu quả cho các mặt công tác khác nhau của người giáo viên.

-   Phân tích thực tiễn và rút ra hay tận dụng những cơ hội sẵn có nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, học sinh và nhà trường.

-   Phát hiện và giải quyết được các vấn đề liên quan đến việc dạy học và giáo dục học sinh.

-   Có khả năng đề ra một chương trình hành động cho bản thân nhằm đạt được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.

-   Hợp tác với cộng đồng:

+  Có khả năng lôi cuốn và phối hợp với phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục học sinh;

+   Có khả năng làm việc hiệu quả với chuyên gia ngoài trường, các đồng sự trong hoạt động nghề nghiệp, các cơ quan, đoàn thể để gia tăng cơ hội học tập, giáo dục cho học sinh và xây dựng nhà trường.

* Thái độ

Tinh thần công dân 

-   Sống và làm việc theo pháp luật.

-   Sống vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”.

-   Có ý thức trách nhiệm cao với bản thân, gia đình, Tổ quốc và cộng đồng quốc tế;

-   Có bản lĩnh vững vàng trong một thế giới thay đổi từng ngày.

Đạo đức nghề nghiệp 

-   Có lòng yêu nghề.

-   Có tinh thần học hỏi, có ý chí không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng sư phạm để hoàn thành càng ngày càng tốt hơn công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

-   Thương yêu, vị tha và tôn trọng nhân phẩm của học sinh; biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh; đối xử công bằng và bình đẳng với học sinh.

-   Có tinh thần làm việc hợp tác với đồng nghiệp và cộng đồng.

-   Tôn trọng nội quy, quy chế làm việc của ngành giáo dục.

Đạo đức cá nhân

-   Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và nghề giáo.  

-   Có tác phong sinh hoạt mẫu mực, làm tấm gương tốt cho học sinh. 

Liên hệ tư vấn tuyển sinh

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ
- Địa chỉ: Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 0292. 3872 728
- Email: tuyensinh@ctu.edu.vn 
- Mobile/Zalo/Viber: 0886889922
  • Đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHCT như thế nào? +

    Mỗi thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào Trường bằng nhiều phương thức khác nhau, mỗi phương thức nộp 01 bộ hồ sơ riêng và không có sự ràng buộc nào giữa những nguyện vọng do thí sinh đăng ký trong các phương thức. → Xem chi tiết
  • Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh những ngành nào? +

    Năm 2024, Trường ĐHCT tuyển sinh 109 mã ngành; trong đó 15 mã ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến và chất lượng cao. Có nhiều phương thức và tổ hợp xét tuyển nhằm tăng cơ hội cho thí sinh. → Xem chi tiết
  • Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Cần Thơ ra sao? +

    Các phương thức xét tuyển xem tại đây → Xem chi tiết
  • Chương trình chất lượng cao có gì khác so với chương trình đại trà? +

    Cấu trúc chương trình đào tạo chất lượng cao gần giống với chương trình đào tạo của nước ngoài; Học bằng tiếng Anh; Có cơ hội đi thực tập ở nước ngoài; .... => cơ hội việc làm trong môi trường có yếu tố nước ngoài cao hơn. Xem thông tin tại đây   → Xem chi tiết
  • 1