arrow
arrow

Thông tin tuyển sinh

Ngành, Chuyên ngành bậc đại học

  • » Lọc theo nhóm ngành «
    • Tất cả
    • Công Nghệ
    • Công Nghệ Thông Tin
    • Khoa Học Chính Trị
    • Khoa Học Tự Nhiên
    • Khoa Học Xã Hội
    • Kinh Tế
    • Luật
    • Môi Trường
    • Nông Nghiệp
    • Sư Phạm
    • Thủy Sản
Nhấp để xem thêm

Lý do chọn học tại Trường Đại học Cần Thơ

Giá trị cốt lõi: ĐỒNG THUẬN - TẬN TÂM - CHUẨN MỰC - SÁNG TẠO

Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:

I. Kiến thức

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

-   Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

-   Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

-   Nguyên lý cơ bản trong các hoạt động trao đổi chất của tế bào và đời sống của sinh vật.

-   Các kiến thức cơ bản về tính toán ứng dụng trong bố trí thí nghiệm sinh học

-   Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và cơ bản khác.

2. Khối kiến thức cơ sở ngành

-   Các kiến thức về các hiện tượng sinh lý cũng như các hoạt động biến dưỡng ở cấp độ phân tử bên trong tế bào của cây trồng, sự truyền thụ các tính trạng ở sinh vật, đồng thời phân biệt được các dạng cây trồng, hiểu rõ vai trò của việc đa dạng sinh học trong ngành thực vật. Có kiến thức cơ bản về việc sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

-   Kiến thức cần thiết trong việc truy tìm tài liệu, tập hợp ý tưởng cho việc thiết kế một đề tài nghiên cứu và hoàn chỉnh một báo cáo khoa học. Hiểu rỏ mục đích của thí nghiệm và giải quyết một mục tiêu cụ thể từ giả thuyết đã đặt ra.

-   Biết được vai trò của điều kiện môi trường, điều kiện canh tác và nhu cầu dinh dưỡng trong sinh trưởng phát triển của cây trồng qua đó giúp việc bố trí cây trồng được hợp lý.

3. Khối kiến thức chuyên ngành

-   Kiến thức về về giá trị sử dụng, tình hình sản xuất của cây trồng trong và ngoài nước; nắm được đặc tính về thực vật và các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh để cây trồng phát triển, tối ưu kỹ thuật trồng và chăm sóc, bố trí thời vụ cho phù hợp.

-   Kiến thức về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và bảo quản sau thu hoạch; nhận diện, biện pháp phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại hại cây trồng; biết được bố trí cây trồng trong một hệ thống nông nghiệp, trong một trang trại; kiến thức về điều khiển cây ra hoa cho trái theo mùa để việc sản xuất cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; kiến thức sản suất cây trồng áp dụng kỹ thuật cao, sản xuất cây trồng theo hướng sạch an toàn cho người tiêu dùng; biết được kỹ thuật phân lập và sản xuất một số loại nấm ăn; kiến thức về nhân và chọn giống cây trồng.

II. Kỹ năng

1. Kỹ năng cứng

Lập luận chuyên ngành và giải quyết vấn đề

-   Nhân diện được các tình huống về các vấn đề liên quan dinh dưỡng, năng suất, sâu bệnh, thất thoát sau thu hoạch, năng suất,… của cây trồng, hệ thống cây trồng, đưa ra các kế hoạch xử lý (phân tích định tính, kiểm tra trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm về các giả thuyết).

-   Nhận diện được các giả thuyết giải quyết vấn đề để đơn giản hóa các tình huống phức tạp xảy ra trong nông nghiệp.

-   Có kỹ năng truyền đạt thông tin đến người nghe, để phổ biến các kỹ thuật đến người sản xuất.

    Thử nghiệm và khám phá tri thức: Có kỹ năng phân tích để hình thành nên một giả thuyết nghiên cứu. Lựa chọn cách thu thập số liệu hiệu quả để giải quyết vấn đề. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu khoa học, tổ chức sắp xếp hình thành phép thu số liệu phi thực nghiệm để giải quyết vấn đề.

2. Kỹ năng mềm

Giao tiếp thông dụng bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Đọc và hiểu các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Sử dụng các phần mềm văn phòng cơ bản, khai thác và sử dụng Internet.

Làm việc theo nhóm:

-   Hiểu/giải thích các giai đoạn của việc thành lập nhóm và vòng đời của nhóm; tóm tắt nhiệm vụ và các quy trình hoạt động nhóm; xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm.

-   Quy định việc làm của các thành viên trong nhóm, lên chương trình làm việc của nhóm. Thực hành làm việc nhóm trên nhiều môn học khác nhau.

Giao tiếp:

-   Trình bày báo cáo và thuyết trình bằng điện tử, sử dụng các hình thức giao tiếp bằng điện tử, giấy,…

-   Thực hành chuẩn bị thuyết trình và phương tiện hỗ trợ với ngôn ngữ, phong cách, thời gian, và cấu trúc phù hợp.

III. Thái độ 

    Có thái độ làm việc độc lập, tự tin và lòng nhiệt tình trong nghề nghiệp, sẳn sàng làm việc với người khác, biết xem xét và chấp nhận các quan điểm khác. Tự nâng cao trình độ chuyên môn. 

Liên hệ tư vấn tuyển sinh

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Cần Thơ
- Địa chỉ: Đường 3/2, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- Điện thoại: 0292. 3872 728
- Email: tuyensinh@ctu.edu.vn 
- Mobile/Zalo/Viber: 0886889922
  • Đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHCT như thế nào? +

    Mỗi thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển vào Trường bằng nhiều phương thức khác nhau, mỗi phương thức nộp 01 bộ hồ sơ riêng và không có sự ràng buộc nào giữa những nguyện vọng do thí sinh đăng ký trong các phương thức. → Xem chi tiết
  • Trường Đại học Cần Thơ tuyển sinh những ngành nào? +

    Năm 2024, Trường ĐHCT tuyển sinh 109 mã ngành; trong đó 15 mã ngành đào tạo theo chương trình tiên tiến và chất lượng cao. Có nhiều phương thức và tổ hợp xét tuyển nhằm tăng cơ hội cho thí sinh. → Xem chi tiết
  • Phương thức xét tuyển của Trường Đại học Cần Thơ ra sao? +

    Các phương thức xét tuyển xem tại đây → Xem chi tiết
  • Chương trình chất lượng cao có gì khác so với chương trình đại trà? +

    Cấu trúc chương trình đào tạo chất lượng cao gần giống với chương trình đào tạo của nước ngoài; Học bằng tiếng Anh; Có cơ hội đi thực tập ở nước ngoài; .... => cơ hội việc làm trong môi trường có yếu tố nước ngoài cao hơn. Xem thông tin tại đây   → Xem chi tiết
  • 1